Cập Nhật:2025-01-04 15:43 Lượt Xem:55
Buổi làm việc giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Mai Hà
Đây là một trong những điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).
Dự thảo đã đề xuất bỏ quy định yêu cầu đăng ký hoạt động KH&CN đối với tất cả các tổ chức, thay vào đó chỉ quy định về việc thành lập và đăng ký hoạt động đối với tổ chức R&D. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức nghiên cứu mạnh và sàng lọc các tổ chức kém hiệu quả, phù hợp với mục tiêu tinh gọn bộ máy Nhà nước theo Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Thêm vào đó, bổ sung quy định về tổ chức R&D công lập đặc biệt hoạt động trong các lĩnh vực Nhà nước ưu tiên đầu tư; bổ sung quy định về cơ chế tự chủ đối với tổ chức R&D công lập; bổ sung nguyên tắc chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bổ sung quy định về đạo đức nghiên cứu và trách nhiệm của các tổ chức R&D phải ban hành và thực thi các quy định về đạo đức khoa học.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho biết, Dự thảo sẽ mở rộng nhân lực hoạt động KH,CN&ĐMST không chỉ bao gồm nhân lực trong các tổ chức KH&CN công lập mà còn bao gồm: học viên thạc sĩ nghiên cứu, nghiên cứu sinh, nghiên cứu viên sau tiến sĩ; cá nhân quản lý hoạt động KH,CN&ĐMST trong các cơ quan quản lý nhà nước; cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong trong doanh nghiệp; cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy ứng dụng công nghệ độc lập hoặc trong các tổ chức khác. Đồng thời, quy định các chính sách ưu đãi phù hợp với từng đối tượng nhân lực hoạt động KH,CN&ĐMST; bổ sung quy định cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong tổ chức KH&CN công lập được tham gia thành lập, điều hành doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do tổ chức KH&CN mà mình là thành viên tạo ra; định kỳ được cử sang làm việc tại các tổ chức R&D, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong một thời gian nhất định để trao đổi học thuật, nâng cao năng lực, nắm bắt nhu cầu công nghệ. Trong thời gian làm việc ở các tổ chức này vẫn được giữ nguyên chế độ lương, quy hoạch,46 SUPERPH bổ nhiệm, Taya777 Live thi đua khen thưởng tại tổ chức KH&CN công lập. Đây được coi là quy định có tính đột phá nhằm thúc đẩy liên kết giữa khu vực nghiên cứu với doanh nghiệp để giúp nâng cao trình độ của doanh nghiệp, 68 PHCASH gắn nghiên cứu với thực tiễn và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Bên cạnh đó, kinh phí cho các hoạt động KH&CN trong các tổ chức đại học cần được tăng cường không chỉ cho cơ sở vật chất mà còn cho các đề tài nghiên cứu, hội thảo và các hoạt động hỗ trợ khác.
Bộ KH&CN sẽ tiếp tục phân cấp quản lý các chương trình KH&CN cho các bộ, ngành và địa phương, đồng thời thực hiện kiểm tra và đánh giá việc thực hiện; bổ sung quy định về đánh giá chương trình KH&CN, nhiệm vụ KH&CN; chủ thể thực hiện đánh giá; trách nhiệm của tổ chức chủ trì, bộ, ngành, địa phương, cơ quan quản lý chương trình nhiệm vụ KH&CN; thời điểm đánh giá và việc sử dụng kết quả đánh giá; bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để tạo hành lang pháp lý thử nghiệm các công nghệ mới mà pháp luật chưa có quy định hoặc cấm thử nghiệm.
Đặc biệt,go88 các tổ chức KH&CN như Viện Toán học cao cấp hay các trung tâm nghiên cứu xuất sắc sẽ được chú trọng và thúc đẩy phát triển. Hơn nữa, sẽ bổ sung quy định về cụm nhiệm vụ KH&CN, chuỗi nhiệm vụ KH&CN, cách thức xét chọn nhiệm vụ để triển khai một nội dung nghiên cứu trong một giai đoạn gắn với kết quả đầu ra.
Về đầu tư và tài chính, Dự thảo Luật đề xuất bổ sung quy định xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển KH,CN&ĐMST quốc gia, làm cơ sở cho các bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch hằng năm, bao gồm cả kinh phí dự phòng cho các tình huống khẩn cấp. Các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước sẽ được sửa đổi để phù hợp với thực tế, làm rõ việc chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp KH&CN; hoàn thiện quy định về Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, quỹ phát triển KH&CN của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác thuộc Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù hoạt động tài trợ của Quỹ.
Còn Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, cần làm rõ vai trò và chức năng giữa các viện nghiên cứu và trường đại học để tránh trùng lặp; sẽ xem xét cơ chế đồng cơ hữu giữa các viện nghiên cứu và trường đại học, bao gồm cả tuyển dụng, bổ nhiệm, biên chế giảng viên và công tác giảng dạy... Hơn nữa, cần phát triển nghiên cứu ứng dụng kết hợp với đào tạo, chú trọng đến việc liên kết nguồn nhân lực và tài chính cho KH,CN&ĐMST. Để sử dụng hiệu quả kinh phí hoạt động của các trường đại học, cần thúc đẩy hợp tác và chuyển giao công nghệ, đồng thời thống nhất các quy định về tài sản và tài trợ cho KH&CN. Các nhiệm vụ và chương trình KH&CN cần có sự liên kết giữa nhiều đơn vị và các cơ quan quản lý tài chính. Theo đó, việc đánh giá hiệu quả các chương trình KH&CN và sử dụng kinh phí cần được thực hiện nghiêm túc.
Vấn đề sáp nhập và quản lý Nhà nước đối với các quỹ nghiên cứu cần được làm rõ, đặc biệt là việc phân bổ nguồn lực cho các bộ, ngành và các đơn vị nghiên cứu ngoài hệ thống quản lý hiện tại để các tổ chức nghiên cứu thực hiện đúng vai trò của mình và đạt hiệu quả cao trong công tác R&D.
Hai bên thống nhất cao về các nội dung chính trong Dự thảo Luật KH,CN&ĐMST liên quan đến các tổ chức KH&CN, các cơ sở giáo dục đại học; nhân lực hoạt động KH,CN&ĐMST; quy trình triển khai nhiệm vụ KH&CN, chương trình KH&CN; quy định về chấp nhận rủi ro, độ trễ trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN; quy định về liêm chính khoa học; quy định thúc đẩy liên kết viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp; thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu; phổ biến, lan tỏa tri thức KH,CN&ĐMST. Đặc biệt, sẽ quy định tổ chức thành lập nghiên cứu phát triển phi thương mại.
Những thay đổi trong Dự thảo đã đưa ra những quy định quan trọng và thiết thực nhằm phát triển một hệ thống KH,CN&ĐMST mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Đây là bước đi quyết định giúp Việt Nam không chỉ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tri thức toàn cầu mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai.