Kim chỉ nam trong việc tạo ra những cuốn sách giá trị
Ông Phan Xuân Thủy - Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - phát biểu tại hội thảo khoa học. Ảnh: Đức Huy.
Tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò định hướng to lớn với công tác xuất bản suốt chặng đường xây dựng và bảo vệ đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi xuất bản là "một vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng". Những quan điểm của Người, như việc xác định rõ "Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?", đã trở thành kim chỉ nam cho ngành xuất bản trong việc tạo ra các ấn phẩm có giá trị, phục vụ nhu cầu tri thức của mọi tầng lớp nhân dân.
Ngày 25/12, tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xuất bản giai đoạn hiện nay, ông Phan Xuân Thủy, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh: “Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là ánh sáng dẫn đường, giúp ngành xuất bản không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng để phục vụ nhiệm vụ cách mạng và đáp ứng kỳ vọng của nhân dân”.
Sách khơi dậy giá trị tích cực trong xã hộiTheo PGS.TS Vũ Trọng Lâm (Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật) ngành xuất bản Việt Nam trong gần 80 năm qua đã đạt được những thành tựu lịch sử. Đặc biệt, ngành xuất bản góp phần vào việc khai mở tri thức, giác ngộ tư tưởng cho nhân dân.
Ông khẳng định trong công cuộc đổi mới đất nước, ngành xuất bản tiếp tục thể hiện vai trò trọng yếu trong công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng. Ngành giữ vai trò nòng cốt cung cấp tri thức, đổi mới tư duy lý luận, tuyên truyền sâu rộng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như đấu tranh phản bác quan điểm sai trái; động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, tích cực hội nhập quốc tế.
Toàn cảnh hội thảo khoa học Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xuất bản giai đoạn hiện nay. Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
Vai trò truyền bá tri thức cho mọi tầng lớp của ngành xuất bản đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định từ những ngày đầu. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh (1927), Người nhấn mạnh mục đích viết sách là để đồng bào đọc, hiểu được. Người khuyến khích sử dụng ngôn ngữ giản dị, CP L Kép Khung 2 Ngày_ Chiến Lược Đột Phá Trong Quản Lý Thời Gian và Hiệu Suất dễ hiểu để mọi tầng lớp nhân dân có thể tiếp cận tri thức, Yoo88 Ng Nhập - Trải Nghiệm Giải Trí Đỉnh Cao đồng thời nhấn mạnh việc phê bình phải trung thực, Tìm hiểu về shbet7.com_ Cổng thông tin giải trí trực tuyến hàng đầu không tô vẽ, phóng đại.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sách báo nên phản ánh những con người và việc làm tốt, từ đó giáo dục, khơi dậy những giá trị tích cực trong xã hội. Chính tư tưởng này đã trở thành định hướng cho ngành xuất bản”, ông Võ Văn Bé (Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật) nói.
Với 57 nhà xuất bản trên cả nước, ngành xuất bản đã không ngừng đổi mới, phát triển cả về quy mô và chất lượng. Số đầu sách và bản sách xuất bản hàng năm tăng đáng kể, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của độc giả thuộc mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội. Bên cạnh vai trò cung cấp tri thức, ngành xuất bản Việt Nam đóng góp tích cực vào công cuộc hội nhập quốc tế, khẳng định vị thế của đất nước trên trường khu vực và toàn cầu. Dù ở thời kỳ nào, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn là ngọn đuốc soi đường cho sự phát triển của ngành xuất bản.
Học từ Bác để nâng cao văn hóa đọcVăn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam hiện nay phát triển trong bối cảnh đa chiều, với những điểm sáng đáng khích lệ nhưng cũng không ít thách thức. Theo ông Nguyễn Thái An - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - văn hóa đọc là yếu tố nền tảng của tri thức. Vì vậy nâng cao văn hóa đọc là cách để lan tỏa lối sống đẹp và khả năng hội nhập. Tuy nhiên, để văn hóa đọc thực sự đi vào chiều sâu, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn trong thời đại chuyển đổi số.
Khảo sát từ các hoạt động thực tiễn của Viện Nghiên cứu Thanh niên (thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) cho thấy 74,4% giới trẻ hiện nay có xu hướng tiếp cận sách, báo và tài liệu chính thống thông qua các nền tảng số. Đây là bước tiến tích cực khi hình thức này giúp hình thành thói quen đọc mọi lúc, mọi nơi.
Tuy nhiên, bên cạnh điểm sáng, 85% người trẻ gặp khó khăn trong việc nhận diện thông tin xấu, độc trên không gian mạng. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt từ các tổ chức đoàn thể nhằm định hướng và bảo vệ thế hệ trẻ khỏi những tác động tiêu cực.
Ông Nguyễn Thái An - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đức Huy.
Để thúc đẩy văn hóa đọc, việc học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những giải pháp cốt lõi. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh. "Nhiều hoạt động được các cấp tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần học tập từ Bác. Chẳng hạn, chương trình 'Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng', kết hợp với các hoạt động như triển lãm sách, ngày hội đọc sách, và câu lạc bộ sách đang ngày càng được hưởng ứng. Đây không chỉ là những sân chơi sáng tạo mà đó là cơ hội để người trẻ giao lưu, chia sẻ và lan tỏa thói quen đọc", ông Nguyễn Thái An phát biểu.
Trong thời đại chuyển đổi số, việc số hóa tài liệu và tận dụng các nền tảng trực tuyến là hướng đi thiết yếu. Ông Nguyễn Thái An cho rằng các đơn vị làm sách cần liên tục cập nhật những đầu sách hay, xây dựng kho tài liệu điện tử phong phú. Đồng thời, các hoạt động truyền thông đa chiều cần được đẩy mạnh, lắng nghe và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thực tiễn của giới trẻ.
Nhìn chung, văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay mang trong mình nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức. Để vượt qua, mỗi bạn trẻ cần tự giác rèn luyện thói quen đọc sách, kết hợp với sự hỗ trợ từ các tổ chức và xã hội.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.